Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Lợi ích của đồ chơi mang tính hướng nghiệp

Trước đây mình từng làm một clip ngắn về trẻ em để quảng bá về chương trình Trại hè Đại sứ Hàng Việt tí hon ở Đà Lạt. Khi mình hỏi một số bé về nghề yêu thích, có em nói thích làm kỹ sư, em nói làm bác sĩ, có em làm cô giáo. Nhưng hỏi thêm vì sao con thích như vậy thì câu trả lời mới đáng băn khoăn khi có bé ngập ngưng trả lời vì… má nói con thích. 


Việc đó cũng không có gì ghê gớm nếu đứa bé đó cũng thích thứ mà má nó chọn cho nó. Tuy nhiên nếu như đứa trẻ thực sự có năng khiếu ở một lĩnh vực khác, nhưng vẫn chọn một nghề khác chỉ vì… người lớn nói vậy không dám cãi thì mới là điều đáng tiếc.

Nghề nghiệp của các em vẫn nên để chính các em quyết định thông qua quá trình tìm hiểu cặn kẽ và dựa trên chính sở thích cũng như năng khiếu của bản thân.

Mình thấy bây giờ phụ huynh có xu hướng cho trẻ tiếp xúc với việc học tập và định hình nghề nghiệp mơ ước từ rất sớm, thậm chí là thông qua những món đồ chơi rất thông minh mang tính hướng nghiệp.



Những bộ đồ chơi hướng nghiệp như Nghề cứu hỏa, nghề cảnh sát, nghề nấu ăn, nghề bán hàng… có thể không chuyển tải được hết những vấn đề về kiến thức hay kinh nghiệm gì to tát. Nhưng đối với lứa tuổi của các em bé nhi đồng, chúng sẽ giúp các bé có những khái niệm cơ bản nhất về một nghề cụ thể.

Khi trẻ nhỏ bắt đầu làm quen với "công cụ hướng nghiệp” từ sớm, bộ não sẽ trở nên nhạy bén, rất mau tiếp thu những gì mình thấy và xử lý dần trở nên quen hơn.  Từ đó trẻ sẽ tự tin thể hiện bản thân và mạnh dạn dám nói lên suy nghĩ và khả năng của mình với công việc mà bé yêu thích và am hiểu.


Mình nghiệm thấy vui chơi chính là nền tảng vững chắc để cho mỗi người phát triển trí thông minh, sức sáng tạo và khả năng quyết định những vấn đề của bản thân. Ngay cả anh Nguyễn Hữu Trí, là người đã đưa trường tiểu học Kumon về Việt Nam, trong một buổi nói chuyện về vấn đề làm bạn cùng con cũng thừa nhận chính vì tính ham chơi mà ảnh mới được như ngày nay mà!


Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Cờ Logic - Trò chơi trí tuệ cho trẻ trên 6 tuổi

Mình thấy bên Edugame có trò chơi Cờ Logic khá sáng tạo, để thử tài suy luận của các bé thông qua việc đoán màu sắc của những quân cờ. Những phụ huynh có con trên 6 tuổi có thể ngâm cứu thử xem nhé!


Cách chơi có vẻ hơi phức tạp một chút vì dùng phương pháp loại suy trong toán học nên bé cần có sự hướng dẫn cặn kẽ của phụ huynh.



Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Lời khuyên khi chọn đồ chơi sinh thái

Vài năm gần đây, các khái niệm đồ chơi sinh thái, đồ chơi sinh thái thân thiện với môi trường hoặc đồ chơi xanh (Eco-Toys, Eco-Friendly Toys hoặc Green Toys) được sử dụng nhiều hơn. 



Không có một định nghĩa chặt chẽ về đồ chơi sinh thái thân thiện, nhưng đối với chúng ta, tất cả đều phải là đồ chơi hữu cơ đáp ứng tiêu chí nhất định như được làm từ nguồn vật liệu bền vững, rừng tái sinh, hoặc các vật liệu tái chế. 

Và có lẽ người lớn đang cẩn thận về việc tránh các mối nguy hiểm nghẹt thở và các vấn đề an toàn thông thường khác khi mua đồ chơi cho con. Có điều, họ thường ít biết có rất nhiều loại hóa chất tổng hợp và các kim loại nặng có thể chứa trong các đồ chơi có vẻ an toàn. 







Dưới đây là một vài lời khuyên để phụ huynh bớt lo lắng khi chọn đồ chơi cho con, vừa đảm bảo tính lành mạnh vừa an toàn và thân thiện.




1. Chọn vật liệu tự nhiên: Hãy tìm đồ chơi an toàn làm bằng vật liệu tự nhiên như gỗ, mây, tre lá và dệt hữu cơ (cotton, len, nỉ, v.v.).



2. Đơn giản hóa: Mua đồ chơi ít hơn cũng tức là giúp nhiều hơn nữa cho sinh thái, môi trường (Nó tốt hơn cho hành tinh và túi tiền của bạn!)


3. Tận dụng đồ vật trong nhà: Xem lại có một cái gì đó trong nhà mà bạn có thể sử dụng như một món đồ chơi? Một hộp giấy hoặc bộ bát thép không gỉ cũng có thể cung cấp cho giờ vui chơi của em bé.

4. Giá cao nhưng tiết kiệm: Đồ chơi chất lượng cao có thể chi phí nhiều hơn một chút, nhưng họ sẽ kéo dài tuổi thọ hơn nhiều và có thể được truyền lại cho các em nhỏ. Tương tự như vậy, mội vài trường hợp bạn thích hợp hơn để lấy lại tiền nếu bạn quyết định bán lại cho người khác.





5. Đọc kỹ nhãn: Đồ chơi này làm bằng gì? Nó đến từ đâu? Nhận biết kỹ món đồ chơi trước khi bạn mua nó.

6. Hãy tìm sản phẩm địa phương: Để giúp giảm phát thải khí nhà kính bằng cách mua các sản phẩm tại địa phương (vì giao thông, vận chuyển) và sản phẩm sử dụng nguyên liệu sinh thái thân thiện. Nếu bạn đang tìm kiếm đồ chơi từ các nguồn cung cấp toàn cầu, không lựa chọn sản phẩm nhập khẩu từ các nước có thể có quy định đồ chơi lỏng lẻo.





7. Lựa chọn đồ chơi có kết thúc mở: Tìm những đồ chơi có các tính năng khuyến khích sáng tạo và có khả năng được sử dụng nhiều cách khác nhau khi bày trò chơi. Khối gỗ, chiếc khăn đầy màu sắc, đá mịn, và thậm chí cả các hộp các tông ... có thể là nền tảng cho cuộc phiêu lưu với vô số sáng tạo.

8. Tránh đồ trang sức và mỹ phẩm rẻ tiền cho trẻ em: Cả hai loại sản phẩm này có nguy cơ cao. Đồ trang sức rẻ tiền thường có hàm lượng chì cao và mỹ phẩm dành cho trẻ em có thể có bất kỳ số lượng các hóa chất có vấn đề.






9. Nhựa sạch: Đây gần như là yêu cầu không thể hiện nay, nhưng hãy làm cho nỗ lực của bạn tốt nhất . Nếu bạn mua nhựa, tìm kiếm nhựa an toàn hơn như những nhãn (label) # 1, 2, 4, hoặc 5 (xem các biểu tượng mũi tên đuổi theo thường được tìm thấy trên dưới cùng của sản phẩm-hình dưới). Đồ chơi không dán nhãn? Hãy gọi cho nhà sản xuất.



Nguồn: Hiệp hội làng nghề Việt Nam


Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Những đồ chơi giúp trẻ thông minh

Đồ chơi trẻ em thì rất nhiều nhưng không phải món đồ nào cũng phát huy công hiệu. Dưới đây là một số đồ chơi có thể giúp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.

1. Khối hình
Làm quen sớm với những trò chơi có dạng khối xếp hình sẽ giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo. Mẹ có thể mua các hình khối nhiều màu, đủ hình dáng, kích cỡ bằng gỗ hay bằng nhựa cho trẻ tự lắp ráp. 


Mẹ nên cho trẻ xếp từ mô hình dễ đến khó sẽ kích thích tốt nhất hứng thú và sáng tạo của con. Trong khi bé chơi, mẹ có thể đặt những câu hỏi gợi ý để bé tập cách diễn giải về ý tưởng của mình như: đây là hình gì và vì sao con lại ghép như vậy... 



2. Đồ chơi bằng giấy
Giấy vừa tiện lại vừa rẻ, mẹ có thể biến giấy thành một trò chơi bằng rất nhiều cách như: xé và dán thành hình, vẽ mẫu trên giấy rồi cắt theo đường vẽ hoặc xếp hình... Đây là trò chơi đơn giản, hiệu quả tuyệt vời nhưng ít bậc cha mẹ thực hành với con. 



Tạo hình đồ chơi bằng giấy giúp trẻ luyện, đôi tay thêm khéo léo và phát triển trí tưởng tượng rất tốt. Để con làm quen với trò chơi này, mẹ hãy thực hành trước tiên rồi cho con học theo. Sau lần khi con quen dần, mẹ hãy cứ để con tự tạo bức hình hoặc đồ vật mà con muốn. 

3. Truyện tranh 
Cùng con đọc truyện sẽ rèn luyện rất nhiều cho khả năng tư duy của trẻ đấy. Trước khi bắt đầu đọc câu chuyện đó cho con, mẹ có thể cho con xem hình rồi để con tự biến tấu ra một câu chuyện khác thú vị. Mẹ sẽ phải ngạc nhiên trước khả năng sáng tác của con, con có thể không đọc được chữ trong truyện, 
Bên cạnh việc cho con sáng tạo cốt truyện, cha mẹ có thể dành thời gian để cùng con hóa thân thành những nhân vật trong từng câu chuyện. Hãy cho con đóng giả làm nhân vật con thích, đừng bắt ép con theo một câu thoại nhất định, cha mẹ hãy cứ để con được "hóa thân" thực sự. Với mỗi câu thoại hay hành động của con, bố mẹ cần phải có một cách ứng biến khéo léo để thêm phần lôi cuốn và không khiến bé nhanh chán.
4. Bút chì và màu vẽ
Rõ ràng thì trẻ con sẽ học vẽ trước khi học chữ, tính từ khi bé bắt đầu dùng tay nghệch ngoạc những đường ngộ nghĩnh trong không khí. Nếu đặt vào tay bé một cây bút, bạn sẽ thấy rõ cách mà bé tư duy về đường nét và hình khối.


Đầu tiên Mẹ có thể cầm tay con, uốn nắn con theo từng nét vẽ đơn giản, cho bé vẽ hoặc tô theo hình mẫu. Sau đó có thể gợi ý hoặc yêu cầu bé vẽ mô phỏng nhữ đồ vật đơn giản cũng là cách để bé học cách quan sát và thể hiện thông qua nét vẽ của mình.  

Đối với trẻ 2 tuổi trở lên, khi bé cầm bút chưa thạo mà lại thích vẽ, mẹ có thể mua màu nước cho con. Với dụng cụ này, con có thể tạo ra những bức tranh độc đáo bằng những ngón tay. Việc thấy các ngón tay mình tạo ra những hình dạng đủ sắc màu trên giấy cũng khiến các bé cười sung sướng. Điều này giúp kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của bé cực tốt.
5. Hộp đất nặn
Hộp đất nặn cũng được xếp vào danh sách những món đồ chơi giúp trẻ thông minh. Mẹ hãy mua cho con những hộp đất nặn đủ màu sắc để con thỏa sức sáng tạo. Với dụng cụ đồ nặn, bé có nặn ra bất cứ hình con vật hay mô hình nào mà bé thích.
Với bộ đồ nặn đa màu sắc không chỉ giúp con sáng tạo mà còn giúp mẹ nhận ra tài năng nghệ thuật tiềm ẩn của con. Việc nặn ra được các khối hình, con sẽ nâng cao nhận thức và rèn luyện trí óc và cách tư duy.
6. Tuyển tập câu đố
Người lớn có thể cho trẻ tập giải những câu đố để kích thích tư duy của trẻ. Có thể dùng cách đọc cho trẻ nghe những câu đố và lời giải, sau đó kiểm tra lại để luyện cho bé có trí nhớ tốt.
Nguồn: Khám phá


Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Búp bê giấy - Từ truyền thống đến hiện đại



Một lần mình đi công tác về chợ biên giới Tịnh Biên (An Giang) thì bắt gặp món đồ chơi này, thích quá nên lấy máy ảnh chụp lại ngay. Lại nhớ ngày còn nhỏ cũng được anh trai làm cho những con búp bê bằng giấy hình Võ Tòng hay hình ông ba bị... thích mê. Tuổi thơ như vậy cũng "dữ dội" lắm rồi. 

Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã từng có bài thơ Tiến sĩ Giấy nổi tiếng như vầy:


"Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!"


Tiến sĩ giấy thường xuất hiện trong mâm cỗ Trung Thu của người xưa

Ở mình đây không bàn về ý nghĩa bài thơ, chỉ muốn nói búp bê giấy là một trong những đồ chơi dân gian phổ biến nhất và có sức sống mạnh mẽ qua nhiều thế hệ. Chúng đã xuất hiện từ rất lâu đời và ở nhiều quốc gia khác nhau và cho đến bây giờ, búp bê bằng giấy có nhiều mẫu mã và cách làm rất sáng tạo. 

Hiện ở Việt Nam, càng ngày càng có nhiều bạn trẻ đã thể hiện khiếu thẩm mỹ và khả năng khéo léo của mình để tự tạo ra những con búp bê giấy rất ấn tượng, thậm chí gây tiếng vang rất xa và trở nên nổi tiếng. 


Đầu tiên là bạn Phạm Thị Tuyết Hường (sinh năm 1985, TP.HCM). Bạn này sau một thời gian làm báo, đi học biên kịch thì kiêm thêm nghề làm búp bê giấy lúc rảnh. Hường còn có ý định làm phim và ra sách về búp bê giấy nữa.

Búp bê giấy duyên dáng trong bộ sưu tập của Tuyết Hường

Một nhân vật trẻ khác mà mình đọc được trên trang Boredpanda.com là bạn Hoàng Tiến Quyết (sinh năm 1988) với những búp bê giấy hình con vật được gấp với kỹ thuật gấp ướt độc đáo của trường phái Origami của Nhật Bản.

Chú gà trống đã từng đi tranh giải quốc tế về nghệ thuật xếp giấy của Quyết

Thích và chơi xếp giấy từ năm 5 tuổi, cho đến giờ những tác phẩm của Quyết tạo được nét đặc sắc riêng và gây được ấn tượng rất tốt với bạn bè trong những cuộc thi xếp giấy Origami quốc tế.

Chắc là còn nhiều cái tên nữa mà mình chưa biết đến. Nhưng rõ ràng búp bê giấy là món đồ chơi không chỉ "gây mê" các em nhỏ xíu đâu nhỉ?

BN

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Cách chọn đồ chơi phù hợp cho con

Đối với trẻ con, đồ chơi là tài sản quý giá giúp các bé khám phá những chuyện thú vị xung quanh mình. Bé sẽ học được rất nhiều từ những món đồ chơi và những bạn chơi cùng.


Thế nhưng mình thấy báo chí thỉnh thoảng lại xuất hiện mấy bài viết về những sự cố liên quan đến đồ chơi của trẻ em nghe mà sởn gai ốc quá. Hôm nọ mình tìm thông tin và đọc được một hướng dẫn về cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé. Thấy tâm đắc quá nên mình share lên đây để cả nhà tìm hiểu luôn nhé. Bởi mình hiểu cảm giác hoang mang của các bậc phụ huynh là như thế nào mà.

Chọn theo độ tuổi
Nếu bé của bạn dưới 3 tuổi, chỉ nên chọn những loại đồ chơi có chất liệu mềm, nhiều màu sắc, dễ cầm như xúc xắc, các loại thú nhồi bông, hoặc các đồ chơi phát nhạc … 
Nếu bé đã 3 tuổi trở lên: Bạn nên chú ý đến các loại đồ chơi kích thích sự sáng tạo, bắt bé phải suy nghĩ một chút như  lego (xếp hình), rubic, hoặc các đồ chơi vận động như bóng, ô tô điều khiển, đồ chơi nội trợ…

An toàn là trên hết
Hạn chế tối đa các loại đồ chơi có nắp đậy (hoặc phải là một nắp đậy an toàn), góc nhọn. Bạn hiểu điều gì nguy hiểm khi mà bé vô tình ngã nhào vào hoặc nuốt phải khi bạn không để ý rồi chứ. Nên tìm chọn đồ chơi có bề mặt mịn, phải có các lỗ thông gió để tránh nghẹt thở cho bé lỡ như không may bé bị mắc kẹt bên trong.


3 không khi chọn đồ chơi
– Không mua cho bé những đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ.
– Không cho trẻ nhỏ chơi những đồ chơi sắc nhọn hoặc chứa len, bông có thể gây ra các vết cắt và bọc nhựa có thể dẫn đến nghẹt thở.
– Không mua đồ chơi quá tầm tư duy của bé. Rõ ràng không phải ai cũng là thân đồng nên đừng hy vọng điều gì quá sức trẻ vì như thế có thể gây áp lực cho chúng. Hãy để con bạn được chơi với nhịp phát triển tự nhiên theo đúng lứa tuổi của mình.  

Tôn trọng lựa chọn của trẻ, nhưng có định hướng
Quan sát cách trẻ chọn đồ chơi, bạn sẽ nhận ra sở thích và cá tính riêng của chúng. Sau đó, bạn hãy gợi ý những món đồ phù hợp và có tính giáo dục hơn, thay vì để trẻ muốn chơi gì thì chơi.

Chúc các bạn sẽ có những lựa chọn tốt cho bé yêu nhé!