Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

“Vừng ơi, mở ra!” của Edugame

Không ít lần trong đời, bạn gặp phải những rào cản “không thể” vượt qua, những cánh cửa “không thể” mở. Câu thần chú “Vừng ơi, mở ra!” mà bé có trong tay chính là Trí Tuệ - Kiên Trì - Khéo Léo. Bộ vòng khó “Vừng ơi, mở ra!” sẽ là trò chơi giải trí thú vị, gợi ý cách bé “có thể” mở những cánh cửa tưởng chừng “không thể” mở, đưa bé đến những chân trời mới.


Thương hiệu đồ chơi EDUGAMES sở hữu bộ đồ chơi “Vừng ơi, mở ra!” khá thú vị dành cho các bé 12 tuổi trở lên. Đây là một trò chơi đòi hỏi tư duy sáng tạo, nhạy bén rất cao của người chơi.

Bộ trò chơi được thiết kế với nhiều hình dáng sinh động, bắt mắt, kích thích tốt sự phát triển thị giác của trẻ ngay từ những giai đoạn đầu tiếp xúc với môi trường xung quanh hiệu quả. Với những thử thách như phải làm sao để mở các vòng khóa được nhanh nhất sẽ giúp kích thích được khả năng tư duy và tính toán, từ đó có thể phát huy tối đa được khả năng sáng tạo độc lập của trẻ. Đặc biệt, món đồ chơi này rất hữu ích trong việc chống lại sức ì thường thấy khi bé chơi những loại đồ chơi “không có chiều sâu”.


Phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi cho bé chơi sản phẩm này bởi với chất liệu giấy và inox cao cấp, sản phẩm đảm bảo mang đến sự an toàn tuyệt đối cho trẻ khi sử dụng.

Tham khảo thêm thông tin tại đây.



Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Đồ chơi cá bay điều khiển từ xa

Trong các dòng đồ chơi điều khiển từ xa, bên cạnh những sản phẩm truyền thống như ô tô, máy bay, tàu lửa… trên thị trường vài năm trở lại đây đã xuất một dòng sản phẩm mới khá thú vị, đó là Cá bay điều khiển từ xa.


Đây là loại đồ chơi điều khiển bóng bay. Những chú cá bay được bơm khí heli khiến nhìn chúng giống y như thật. Chiếc vây đuôi giúp bạn có thể điều chỉnh chúng bơi trong không gian như thể chúng đang bơi trong đại dương, bạn thậm chí có thể tăng hoặc giảm kích thước thông qua điều khiển từ xa. Mỗi chú cá bay điều khiển từ xa nhãn hiệu Air Swimmer được làm từ nylon siêu bền. Van một chiều được nắp tại mỗi sản phẩm giúp bạn dễ dàng bơm đầy khí. Sản phẩm được thiết kế giúp người dùng dễ dàng sử dụng nhờ hệ thống tia hồng ngoại từ đơn giản mà tính năng chỉ có 2 nút ( trái/phải và ngoi lên/ lặn xuống).

Để giữ được độ bền của món đồ chơi này, các bạn nên lưu ý không bơm bóng quá căng việc bạn bơm chúng quá căng sẽ không những làm tốn chi phí của bạn khi bơm cá mà việc bơm căng đó sẽ khiến cá có sức nâng mạnh hơn sức nâng cho phép khiến cá bị bay lên sau khi đã lắp đủ các dụng cụ gắn kèm không những thế nó cũng có thể làm nổ cá hoặc bục cá. Bạn có thể căn được lượng khí đủ hay chưa bằng cách buộc cá vào tai hộp đựng nếu cá không nâng được toàn bộ hộp nên cả mặt đất thì đó là đạt yêu cầu.

Ngoài ra khi bơm khi cho cá bạn nên mang ra các cửa hàng bóng bay, không nên mang bình khí về nhà nhất là loại khí H2 rất nguy hiểm bởi loại khí này tồn tại dạng nén khi giải phóng rất dễ bắt lửa gây cháy nổ. Đó là cục đât sét được cho vào bộ điều khiển được gắn với mang cá giúp đối trọng với sức nâng của cá giúp cá không bị bay lên quá cao hoặc quá thấp, việc đó phụ thuộc vào cách căn chỉnh khối lượng đất sét gắn vào sao cho phù hợp nhất.

Bên cạnh đó các bạn cũng đặc biệt lưu ý khi chơi cá bay điều khiển từ xa nên dùng trong nhà hoặc ngoài trời khi không có gió tránh trường hợp cá bị gió cuốn bay đi mất khi gặp các cơn gió thổi giật qua hoặc gây mất an toàn giao thông cho người đi đường và cả cá nhân các bạn.


Tham khảo thêm thông tin về sản phẩm tại đây.

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Đất nặn – Trò chơi giúp trẻ thông minh và sáng tạo

Nhà giáo dục Nhật Ibuka Masaru – người sáng lập tập đoàn Sony cho rằng những đồ chơi đắt tiền mới nhất trên thị trường kém xa những đồ chơi mộc mạc như đất nặn trong việc giúp trẻ phát huy trí tuệ và sáng tạo.


Vì mục đích của đất nặn mang trí tưởng tượng cao nên khi hướng dẫn cho trẻ cần đơn giản và thật tự nhiên để kích thích trí thông minh. Nguyên liệu làm đất nặn hiện nay phổ biến đó là: Đất sét, bột mì, phụ gia và phụ gia màu. Dưới đây là 10 lợi ích khi cho trẻ chơi đất nặn.

1. Đất nặn giúp trẻ phát triển kỹ năng động cơ rất tốt, cải thiện sự phối hợp tay và mắt.
2. Đất nặn giúp trẻ cải thiện các quan sát trực quan, hình dung hình ảnh 2D và 3D chuyển đổi thành các đối tượng.
3. Đất nặn cải thiện tỷ lệ thị giác trẻ em liên quan đến quy mô và kích cỡ.
4. Đất nặn giúp trẻ phát triển một cảm giác màu sắc tốt, tạo dáng và cách xếp đặt và cũng có thể cải thiện kỹ năng sáng tạo của trẻ.
5. Đất nặn thúc đẩy và tăng cường suy nghĩ sáng tạo bằng cách phát triển lợi ích của trẻ em.
6. Đất nặn giúp các kỹ năng nuôi dưỡng tái chế, chuyển đổi không mong muốn hoặc các đối tượng bị loại bỏ, thành nghệ thuật, đồ chơi và quà tặng.
7. Đất nặn cải thiện kiến thức của đứa trẻ bằng cách xử lý các loại phương tiện truyền thông khác nhau của mẫu đất sét, như polymer, đàn hồi…
8. Sử dụng đất nặn giúp trẻ thúc đẩy và khuyến khích sự tương tác, biến khái niệm thành hiện thực.
9. Sử dụng đất nặn giúp nuôi dưỡng một bản năng cơ bản sáng tạo đi đôi với trẻ, cuối cùng đã trở thành một nguồn tài nguyên hữu ích trong giai đoạn trưởng thành của chúng.
10. Sử dụng đất nặn sẽ tạo ra tài năng, hữu ích và ít căng thẳng, giúp trẻ tự tin.

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Nhớ mãi thời cò ke ống thụt

Không biết có phải vì lúc còn nằm trong nôi lỡ dỏng tai lên nghe tiếng súng hay không, mà lớn lên, bọn tôi lại rất thích chơi ống thụt. Thích, nhưng cái chơi của đám trẻ quê nghèo phần lớn là do đất trời ban tặng, mà đất trời thì lúc mưa lúc nắng, nên chuyện chơi cũng đành phải theo mùa.



Sau cơn mưa đầu mùa khoảng hơn một tháng thì những mầm măng trên núi cũng bắt đầu đội đất chui lên. Đi bẻ măng, nhưng bao giờ chúng tôi cũng lùng sục tìm lấy vài khúc tre để làm ống thụt.

Cái ống thụt, về “nguyên lý” thì đơn giản lắm, nhưng đã là “dân chơi thứ thiệt” thì việc chế tác cũng cần phải “đúng bài”. Thân ống thụt phải là một lóng tre thật thẳng, lỗ tròn, dài hơn nửa mét. Lóng tre được chặt làm hai đoạn. Đoạn dưới để mắt, dài bằng chiều ngang của bàn tay, cắm một cây ti bằng tre già, để ló ra một đoạn gần bằng chiều dài ống thụt. Cây ti phải chắc, vót trơn, vừa đủ để có thể di chuyển nhẹ nhàng trong ống. Đoạn còn lại của lóng tre là thân ống thụt, dài chừng hai gang tay người lớn. Trên phần thân khoét một cái lỗ tiếp đạn, lớn hơn lỗ ống một chút, để trái cò ke có thể dễ dàng rơi xuống là nằm đúng ngay tâm. Bao quanh lỗ tiếp đạn là một đoạn ống lồ ô có lỗ lớn gần bằng ống thụt, khoét một lỗ nằm ngang để nhét ống thụt vào, cố định ngay lỗ tiếp đạn. Trong ống lồ ô là một ống tre có lỗ lớn hơn đạn một chút, bỏ đầy trái cò ke, cắm chốc đầu vào lỗ tiếp đạn. Để ống thụt nổ lớn, nhiều đứa còn gắn trên nòng một cái cổ chai. Mô tả thì đơn giản, nhưng để tìm được nhiều loại ống tre đủ tiêu chuẩn là việc không dễ chút nào. Ống thụt thì phải là tre đá, hộp tiếp đạn tốt nhất là lồ ô, còn băng đạn thì không gì qua ống nứa.

Khi trái cò ke đủ lớn, mùa chơi ống thụt bắt đầu. Ban đầu là những màn rượt bắn nhau chí chóe. Thì cũng là hù dọa nhau cho vui, chứ lỡ tay bắn trúng nhau, có tiếng khóc cất lên là “ăn mày cả lũ”. Tuy vậy, cứ thấy ống thụt chĩa vào người là phải chạy, phải la cho đã. La để giải tỏa những khát khao chờ đợi. La để làm hiệu cho đám con nít còn đang chúi đầu vào mâm cơm nuốt vội ba miếng rồi còn chạy ra nhập bọn mà chơi. Tiếng la hét, tiếng ống thụt nổ đôm đốp làm rộn rã cả hoàng hôn. Nhiều khi hứng chí, bốn năm đứa xếp hàng ngang cùng “nổ súng” để tạo nên một chuỗi âm thanh náo nức, rộn ràng. Ở xứ rừng, trái cò ke đã “vào mùa” là không bao giờ thiếu. Chơi ống thụt vui lắm. Vui không chỉ vì tiếng nổ, mà còn vì thỉnh thoảng lại được vênh mặt khi sửa cho nhau cây súng, “dạy” cho nhau cách chơi. Ống thụt có tiếng nổ, có đạn bay, nên chơi đánh trận giả mà không có nó thì chẳng còn gì là hứng thú. Chơi ống thụt mà không đủ sức đẩy một phát cho “ngọt”, phải nhắp nhiều lần, “kẹt đạn” một cái thì chỉ có chẻ cả nòng ra mà nghiệm lấy cho mình một bài học nhớ đời.

Hồi ấy, anh tôi là một “tay súng” cự phách. Công bằng mà nói, chẳng phải anh tôi giỏi giang nổi trội gì, mà là vì bao giờ làm ống thụt, anh cũng được sự trợ giúp của ba tôi. Biết là trò chơi có chút nguy hiểm, nhưng ba không cấm, mà mượn cách giúp đỡ để dặn dò, để hạ bớt tính hiếu thắng của chúng tôi. Thấy tôi vì yếu sức mà chơi ống thụt hay bị “kẹt đạn”, ba chế thêm mấy sợi dây thun, khi “lên đạn” phải dùng lực kéo ra, để khi bắn nó “giúp lại cho một tay”. Ba kể, hồi nhỏ ở quê, các anh tôi chơi ống thụt bằng trái bời lời. Sau này về thành phố, không có ống thụt, bèn lấy ống bút bi, nhét giấy ướt vào bắn cho đỡ nhớ. Hóa ra, cái ống thụt này cũng là một trò chơi dân gian mà ở đâu cũng có, là chút hồn quê mà dù đi đâu người ta cũng phải mang theo, để trong muôn vàn nỗi nhớ quê, luôn có nỗi nhớ về tiếng ống thụt đì đoàng của thời nhỏ dại.

Đã lâu rồi tôi không còn được nghe tiếng ống thụt. Núi vắng bóng tre, và rừng đã lùi xa. Chiều nay ngồi nghe mưa ràn rạt mái tôn, bỗng nhiên mà tha thiết nhớ âm thanh của mưa trên mái rạ, âm thanh của tiếng chim chao chát rừng chiều, âm thanh của tiếng ống thụt trong hoàng hôn chập choạng.

Người ta bảo, cứ nhìn đám trẻ thơ là như thấy lại mình thời nhỏ dại. Tôi bây giờ đôi lúc cũng tìm cớ để xen vào chơi cùng trẻ nhỏ, nhưng có bao giờ tìm lại được tuổi thơ đâu?


Nguồn: Blog Lương Văn Lễ